PHẦN
MỞ ĐẦU
Bán
Dẫn Và Mạch Tích Hợp (IC)
TỔNG
QUAN
Chúng ta thường
nghe mọi người nói rằng chúng ta đang sống
trong thời đại thông tin. Một lượng lớn
thông tin có thể thu được qua Internet và cũng có thể
thu được một cách nhanh chóng qua những khoảng
cách xa bằng những hệ thống truyền thông vệ
tinh. Sự phát triển của transistor và IC đã dẫn
đến những khả năng đáng kinh ngạc này.
IC thâm nhập vào hầu hết mọi mặt của đời
sống hàng ngày chẳng hạn như đầu đọc
đĩa CD, máy Fax, máy Scan laser tại các siêu thị, và
điện thoại di động. Một trong những ví
dụ điễn hình nhất của kĩ thuật mạch
tích hợp là máy tính số – ngày nay một laptop tương
đối nhỏ cũng có khả năng tính toán hơn một
thiết bị được dùng để gửi con
người lên mặt trăng cách đây vài năm. Lĩnh
vực điện tử bán dẫn tiếp tục là một
lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh, với
hàng nghìn tài liệu nghiên cứu được xuất bản
mỗi năm.
LỊCH
SỬ
Thiết bị
bán dẫn có một lịch sử phát triển khá dài
nhưng sự bùng nổ của kĩ thuật mạch tích
hợp chỉ mới xuất hiện trong hai hoặc ba thập
niên gần đây. Tiếp xúc kim loại–bán dẫn bắt
nguồn từ những công trình trước đây của
Braun vào năm 1874. Ông đã phát minh ra bản chất bất
đối xứng của độ dẫn điện giữa
tiếp xúc kim loại và bán dẫn. Những thiết bị
này được dùng như detector trong những thí nghiệm
trên radio trước đây. Vào năm 1906, Pickard đã
đưa ra phát minh về detector tiếp xúc điểm
dùng silic và, năm 1907, Pierce đã công bố nghiên cứu về
đặc tính chỉnh lưu của diode được
chế tạo bằng cách phun kim loại trên những loại
bán dẫn khác nhau.
Năm 1935, bộ chỉnh
lưu selen và diode tiếp xúc điểm silic đã
được dùng làm bộ phát hiện tỉ số. Với
sự phát triển của Radar, nhu cầu về những
diode tách sóng và bộ trộn sóng tăng lên. Những phương
pháp tạo ra Silic và Gemani pha tạp cao cũng được
phát triển trong suốt thời gian này. Bước tiến
trong hiểu biết về tiếp xúc kim loại–bán dẫn
được hỗ trợ bởi sự phát triển
trong vật lí bán dẫn. Có lẽ sự kiện quan trọng
nhất trong thời kì này là lí thuyết về sự phát xạ
nhiệt của Bethe vào năm 1942, theo lí thuyết này dòng
điện được xác định bởi quá trình
phát electron trong kim loại chứ không phải qua sự trôi
giạt hoặc khuếch tán. Một bước đột
phá khác diễn ra vào năm 1947 khi transistor đầu tiên
được chế tạo và được kiểm tra
tại phòng thí nghiệm Bell bởi William Shockley, John Bardeen,
và Walter Brattain. Transistor đầu tiên này là một thiết
bị tiếp xúc điểm và dùng Germani đa tinh thể.
Hiệu ứng transistor cũng sớm được chứng
minh trong silic. Một sự cải tiến có ý nghĩa khác
xuất hiện vào cuối những năm 1949 khi vật liệu
đơn tinh thể được dùng thay cho vật liệu
đa tinh thể. Đơn tinh thể đã đạt
được sự đồng đều và một số
tính chất được cải tiến so với những
vật liệu bán dẫn khác.
Bước tiến tiếp theo trong sự
phát triển của transistor là sử dụng quá trình khuếch
tán để hình thành nên những tiếp xúc cần thiết. Quá trình này cho phép điều khiển
tốt hơn tính chất của transistor và đã thu
được những thiết bị có thể hoạt
động ở tần số cao. Transistor mô đỉnh bằng
được chế tạo bằng phương pháp khuếch
tán được thương mại hóa vào năm 1957 (loại
Germani) và năm 1958 (loại Silic). Quá trình khuếch tán
cũng cho phép nhiều transistor được chế tạo
trên một lớp silic đơn tinh thể mỏng, vì vậy
giá thành của những thiết bị này giảm xuống.
MẠCH
TÍCH HỢP (IC)
Đến lúc này, những
thành phần trong mạch điện tử vẫn phải
được kết nối với nhau bằng những
dây riêng biệt. Tháng 11 năm 1958, Jack Kilby thuộc công ti
Texas Instruments đã chế tạo IC đầu tiên bằng
Germany. Cũng trong khoảng thời gian đó, Robert Noyce thuộc
công ti Fairchild Semiconductor cũng đã chế tạo thành
công IC bằng silic dùng công nghệ planar. Mạch đầu
tiên đã sử dụng transistor lưỡng cực. Sau
đó, những transistor MOS được chế tạo
vào giữa những năm 60. Công nghệ MOS, đặc biệt
là CMOS đã trở thành tiêu điểm lớn cho việc
thiết kế và chế tạo IC. Silic là vật liệu
bán dẫn chính được sử dụng trong chế tạo
IC. GaAs và những bán dẫn hợp chất khác được
dùng trong những ứng dụng đặc biệt đòi
hỏi tần số cao và những thiết bị phát
quang.
Kể từ IC đầu tiên đó, việc
thiết kế mạch đã trở nên tinh vi hơn, và mạch
tích hợp ngày càng phức tạp hơn. Chip silic
đơn tinh thể cỡ 1 cm2 đã chứa
hơn một triệu transistor. Một số IC có thể
có hơn hàng trăm chân, trong khi mỗi transistor chỉ có 3
chân. Một IC có thể chứa những hàm đại số,
logic, và nhớ trong một chip bán dẫn đơn tinh thể–ví
dụ về loại IC này là vi xử lí. Những nghiên cứu
về quá trình chế tạo silic cùng với sự tăng
tính tự động hóa trong thiết kế và chế tạo
đã dẫn đến giá thành thấp hơn và sản
lượng cao hơn.
CHẾ
TẠO
Mạch tích hợp
là kết quả trực tiếp của việc phát triển
những kĩ thuật chế tạo transistor và những
dây liên kết trong chip đơn. Sau đây chúng ta sẽ mô
tả một vài quá trình này. Phần giới thiệu này nhằm
mục đích cung cấp cho người đọc một
số thuật ngữ cơ bản trong chế tạo.
Oxi hóa nhiệt Sự thành công của những IC
được chế tạo từ tinh thể sillic là nhờ
một loại oxit thiên nhiên tuyệt vời, SiO2,
được hình thành trên bề mặt silic. Oxit này
được dùng như cổng cách li trong MOSFET và cũng
được dùng như chất cách điện giữa
các thiết bị và được gọi là oxit trường.
Những dây liên kết bằng kim loại kết nối những
thiết bị khác nhau có thể được đặt
trên đỉnh của oxit trường. Hầu hết các chất bán dẫn
khác không hình thành đủ oxit tự nhiên để dùng
trong việc chế tạo thiết bị.
Silic
sẽ bị oxi hóa ở nhiệt độ phòng trong không
khí hình thành nên oxit tự nhiên mỏng có độ dày khoảng
25 A0. Tuy nhiên, đa số sự oxi hóa được
thực hiện tại nhiệt độ cao bởi vì quá
trình cơ bản đòi hỏi oxi khuếch tán qua oxit
đang tồn tại đến bề mặt silic để
tương tác có thể xảy ra. Sơ đồ của
quá trình oxi hóa được biễu diễn trong hình 0.1.
Oxi khuếch tán trực tiếp qua lớp khí ứ đọng
kế với bề mặt oxit và sau đó khuếch tán qua
lớp oxit đang tồn tại đến bề mặc
silic, ở đó O2 tương tác với Si hình thành
nên SiO2. Bởi vì tương tác này, silic bị phá hủy
tại bề mặt của nó. Lượng silic bị phá
hủy gần bằng 44% độ dày của oxit sau cùng.
Mạng che quang và quang khắc
Mạch trên mỗi chip được tạo ra bằng
cách dùng mạng che quang và quang khắc. Mạng che quang là sự
biểu diễn về mặt vật lí của một thiết
bị hoặc một phần của thiết bị. Vùng
đục trên mạng được tạo bởi vật
liệu hấp thụ tia tử ngoại. Đầu tiên, một
lớp nhạy quang được gọi là lớp cản
quang được phủ trên bề mặt của bán dẫn.
Lớp cản quang là một polime hữu cơ thực hiện
những biến đổi hóa học khi tiếp xúc với
ánh sáng tử ngoại. Lớp cản quang tiếp xúc với
ánh sáng tử ngoại qua mạng che quang như được
chỉ ra trong hình 0.2. Sau đó, lớp cản quang
được phát triển trong một dung dịch hóa học.
Thuốc hiện ảnh được dùng để di
chuyển những phần không mong muốn của lớp cản
quang và tạo ra một hình dạng thích hợp trên silic. Mạng
che quang và quá trình quang khắc là yếu tố then chốt
để xác định xem thiết bị chế tạo
ra có thể nhỏ như thế nào. Thay vì dùng ánh sáng tử
ngoại, electron và tia X cũng có thể được dùng
để bốc lớp cản quang ra.
Ăn mòn Sau khi hình dạng
của lớp cản quang được hình thành, lớp
cản quang còn lại có thể được dùng như một
mặt nạ, vì thế vật liệu không bị phủ
bởi lớp cản quang sẽ bị ăn mòn. Hiện
nay, ăn mòn Plasma là một quá trình tiêu chuẩn được
dùng trong chế tạo IC. Thông thường, một chất
khí ăn mòn chẳng hạn như khí CFC (CloFlocarbon)
được bơm vào một buồng áp suất thấp.
Plasma được tạo ra bằng cách đặt một
điện áp tần số radio giữa catot và anot. Miếng
silic được đặt ở catot. Những ion mang
điện dương trong Plasma được gia tốc
hướng về Catot và bắn phá miếng bán dẫn theo
hướng vuông góc với bề mặt. Tương tác vật
lí và hóa học thực sự tại bề mặt rất
phức tạp nhưng kết quả cuối cùng là silic có
thể bị ăn mòn dị hướng trong những vùng
được chọn lọc của miếng bán dẫn.
Nếu lớp cản quang được đặt vào bề
mặt của silic đioxit thì silic đioxit cũng có thể
bị ăn mòn theo cách tương tự.
Khuếch tán
Quá trình nhiệt được
dùng rộng rãi trong chế tạo IC là khuếch tán. Khuếch
tán là một quá trình mà qua đó những loại nguyên tử
tạp chất đặc biệt có thể được
đưa vào trong vật liệu silic. Quá trình pha tạp này
làm thay đổi tính chất điện của silic và hình
thành nên tiếp xúc pn. (Tiếp xúc pn là thành phần cơ bản
của thiết bị bán dẫn.) Miếng silic bị oxi
hóa để hình thành đioxit silic và những cửa sổ
nhỏ được mở trong oxit trong những vùng
được chọn lựa dùng kĩ thuật quang khắc
và ăn mòn như vừa được mô tả ở trên.
Sau đó miếng
bán dẫn được đặt trong lò nhiệt độ
cao (khoảng 11000C) và những nguyên tử pha tạp
chẳng hạn như Bo hoặc Photpho được
đưa vào. Những nguyên tử pha tạp dần dần
khuếch tán và di chuyển vào trong silic do gradient mật
độ. Bởi vì quá trình khuếch tán đòi hỏi
gradient trong mật độ nguyên tử, mật độ
sau cùng của những nguyên tử khuếch tán là phi tuyến
như được biễu diễn trong hình 0.3. Khi miếng
bán dẫn được lấy ra khỏi lò và nhiệt
độ của miếng bán dẫn trở lại nhiệt
độ phòng, hệ số khuếch tán của những
nguyên tử pha tạp về cơ bản bằng 0 vì thế
những nguyên tử pha tạp định xứ trong vật
liệu silic.
Cấy Ion
Đây là quá trình thay thế cho quá trình khuếch tán nhiệt
độ cao. Một chùm những ion pha tạp được
gia tốc ở năng lượng cao và đến bề
mặt bán dẫn. Khi những ion đi vào silic, chúng va chạm
với những nguyên tử silic, đánh mất năng
lượng và cuối cùng dừng lại tại một
độ sâu nào đó trong tinh thể. Bởi vì quá trình va
chạm về bản chất là thống kê, do đó có một
sự phân bố độ sâu thâm nhập của những ion
pha tạp. Hình 0.4 biễu diễn ví dụ về quá trình cấy
Bo vào silic tại một năng lượng nào đó.
Hai ưu điểm của quá trình cấy
ion so với quá trình khuếch tán là: (1) quá trình cấy ion là
một quá trình nhiệt độ thấp và (2) những lớp
tạp chất được cố định rất tốt.
Lớp cản quang và lớp oxit có thể được
dùng để ngăn cản sự thâm nhập của những
nguyên tử tạp chất để cho quá trình cấy Ion
có thể xuất hiện trong những vùng rất
được chọn lựa của silic.
Một nhược điểm của cấy
ion là tinh thể silic có thể bị hỏng bởi sự
thâm nhập của những nguyên tử tạp chất dẫn
đến sự va chạm của những nguyên tử tạp
chất tới và những nguyên tử silic chủ. Tuy nhiên,
đa số sự hư hỏng có thể được
loại bỏ bằng cách luyện silic ở nhiệt
độ cao. Nhiệt độ luyện thường rất
thấp hơn nhiệt độ của quá trình khuếch
tán.
Mạ kim loại,
liên kết, và đóng gói Sau khi thiết bị
bán dẫn đã được chế tạo bằng những
quy trình như đã được thảo luận. Chúng cần
được kết nối với nhau để hình
thành nên mạch. Thường màn kim loại được
kết tủa bởi kĩ thuật kết tủa chân không
và những dây liên kết được hình thành dùng quang khắc
và ăn mòn. Nói chung, lớp bảo vệ nitric silic cuối
cùng được kết tủa trên toàn bộ chip.
Những chip IC riêng biệt được
tách ra bằng cách vạch và bẽ gãy miếng bán dẫn.
Sau đó chip IC được đưa vào trong gói. Cuối
cùng, những gạch liên kết bằng chì được
dùng để gắn những dây bằng nhôm hoặc vàng giữa
chip và các chân trên gói.
Tóm tắt: Quá
trình chế tạo tiếp xúc pn được đơn
giản hóa. Hình 0.5 này biễu diễn những bước
cơ bản trong sự hình thành tiếp xúc pn. Những
bước này bao gồm một vài quá trình được
mô tả trong đoạn trước.