0:01 À, lần trước chúng ta đã xét 0:05 các va chạm hoàn toàn không đàn hồi. 0:07 Hôm nay tôi sẽ nói 0:09 về va chạm theo ngôn ngữ tổng quát hơn. 0:12 Hãy xét trường hợp một chiều. 0:15 Ở đây chúng ta có m1và ở đây chúng ta có m2, 0:22 và để cho dễ, chúng ta sẽ cho v2 bằng không 0:29 và hạt này có vận tốc v1. 0:35 Sau va chạm, m2 có vận tốc v2 phẩy, 0:44 và m1, giả sử có vận tốc v1 phẩy. 0:52 Thậm chí tôi không biết nó đi theo hướng này 0:54 hay theo hướng đó. 0:55 bạn sẽ thấy rằng cả hai đều có khả năng. 0:59 Để tìm v1 phẩy và để tìm v2 phẩy, 1:02 rõ ràng bây giờ bạn cần hai phương trình. 1:06 Và nếu không có lực bên ngoài tác dụng lên hệ 1:11 trong quá trình va chạm, thì động lượng được bảo toàn. 1:15 Và vì vậy bạn có thể viết 1:17 m1 v1 phải bằng m1 v1 phẩy cộng m2 v2 phẩy. 1:27 Bây giờ, có thể bạn muốn đặt mũi tên trên đó 1:29 để chỉ ra đây là những vector, 1:31 nhưng vì đây là bài toán một chiều, 1:33 bạn có thể không cần các mũi tên 1:34 và các dấu sẽ chỉ hướng 1:36 ....... 1:38 Nếu bạn gọi đây là cộng, thì bạn nhận được một dấu trừ, 1:41 bạn biết rằng vận tốc ngược hướng. 1:46 Vì vậy bây giờ bạn cần phương trình thứ hai. 1:52 Bây giờ, trong vật lý 1:54 chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào định luật bảo toàn năng lượng, 1:57 động năng không nhất thiết bảo toàn. 2:01 Như bạn đã thấy lần trước, bạn có thể làm mất động năng. 2:04 Nhưng chúng ta tin rằng nếu bạn làm mất năng lượng, 2:07 nó phải chuyển thành một dạng nào khác, 2:09 và bạn không thể tạo ra năng lượng từ hư vô. 2:12 Trong trường hợp va chạm không đàn hồi hoàn toàn 2:15 chúng ta đã thấy điều đó lần trước, 2:16 chúng ta mất động năng, nó chuyển thành nhiệt. 2:19 Có lực ma sát. 2:21 Khi các xe hơi cày vào nhau, 2:23 đó là ma sát bên trong --không phải ma sát bên ngoài 2:26 và nó lấy đi động năng. 2:29 Và vì vậy, trong dạng tổng quát nhất, bạn có thể viết 2:35 động năng trước va chạm 2:39 cộng số Q nào đó plus some number Q 2:40 bằng động năng sau va chạm. 2:43 Và nếu bạn biết Q, thì bạn có phương trình thứ hai, 2:46 và sau đó bạn có thể tìm v1 phẩy và v2 phẩy. 2:51 Nếu Q lớn hơn không, thì bạn thu được động năng. 2:58 Điều đó là có thể; chúng ta đã làm điều đó lần trước. 3:00 Chúng ta có hai xe hơi được nối vowsii nhau bằng lò xo, 3:03 và khi chúng ta đốt dây 3:05 và mỗi xe đi ngược chiều nhau. 3:08 Không có động năng 3:09 trước...nếu bạn muốn gọi nó là va chạm, 3:11 nhưng có động năng sau va chạm 3:13 Đó là thế năng của lò xo 3:15 nó được chuyển thành động năng 3:17 Vì vậy Q có thể lớn hơn không 3:19 Chúng ta gọi đó là va chạm siêu đàn hồi 3:24 Nó có thể là sự nổi 3:26 Đó là một va chạm siêu đàn hồi 3:28 Và thế thì cũng có một khả năng Q bằng không, 3:31 trường hợp rất đặc biệt. 3:32 Chúng ta sẽ xét điều đó hôm nay, 3:34 và chúng ta gọi đó là va chạm đàn hồi. 3:37 Tôi thường gọi nó là va chạm hoàn toàn đàn hồi, 3:41 thực sự là không cần thiết. 3:44 "Đàn hồi" chính nó đã có nghĩa là Q bằng không rồi. 3:47 Và sau đó có một trường hợp-- 3:49 mà chúng ta đã gặp trong vài ví dụ trước đây-- 3:52 của va chạm không đàn hồi, khi bạn mất động năng, 3:55 à đây là va chạm không đàn hồi. 4:01 Và vì vậy, nếu bạn biết Q là gì, 4:03 thì bạn có thể giải phương trình này. 4:05 Bất cứ khi nào Q nhỏ hơn không, 4:07 bất cứ khi nào bạn mất động năng, 4:10 nói chúng mất mát đó biến thành nhiệt. 4:14 Bây giờ tôi muốn tiếp tục một trường hợp 4:17 ở đó tôi có va chạm hoàn toàn đàn hồi. 4:22 Vì vậy Q bằng không. 4:24 Động lượng được bảo toàn, vì không có lực bên ngoài, 4:28 vì vậy bây giờ động năng cũng được bảo toàn. 4:31 Và vì vậy bây giờ tôi có thể viết một phần hai m1 v1 bình-- 4:35 đó là động năng trước va chạm 4:38 phải bằng động năng sau va chạm 4:42 một phần hai m1 v1 phẩy bình 4:45 cộng một phần hai m2 v2 phẩy bình. 4:51 Đây là phương trình số 1 của tôi, 4:53 và đây là phương trình số hai của tôi. 4:55 Và chúng có thể giải được; bạn có thể giải chúng. 4:5 Lời giải trong sách. 4:59 Tôi sẽ đưa ra kết quả, 5:01 vì các kết quả rất lí thú để xét. 5:03 Đó là những gì chúng ta sẽ làm hôm nay. 5:05 v1 phẩy sẽ bằng m1 trừ m2 chia cho m1 cộng m2 nhân v1 5:19 và v2 phẩy sẽ bằng 2 m1 chia cho m1 cộng m2 nhân v1. 5:31 Điều đầu tiên mà bạn thấy ngay là 5:34 v2 phẩy luôn luôn cùng hướng với v1. 5:38 Điều đó hoàn toàn hiển nhiên, 5:39 vì vật thứ hai đang đứng yên, nhớ không ? 5:43 Vì vậy nếu bạn va chạm cái gì đó vào vật thứ hai, 5:46 tất nhiên chúng sẽ tiếp tục theo hướng đó. 5:48 Điều đó quá rõ. That's clear. 5:49 Vì vậy bạn thấy không thể có dấu ngược ở đây. 5:52 Tuy nhiên, ở đây, có thể ngược dấu. 5:55 Nếu bạn nẩy quả bóng bàn vào trái bi da, 5:57 quả bóng bàn sẽ quay lại 5:59 và cái này trở thành âm, 6:01 trong khi đó nếu tôi cho quả bi da va chạm với quả bóng bàn, 6:04 nó sẽ chuyển động về phía trước. 6:05 Và vì vậy cái này có thể âm hoặc dương 6:08 phụ thuộc vào ở trên là âm 6:11 hay dương. 6:13 Vậy đây là kết quả đúng trong ba điều kiện: 6:16 động năng được bảo toàn, vì vậy Q bằng không; 6:20 động lượng được bảo toàn; 6:21 và v2 trước va chạm bằng không. 6:27 Hãy xét ba trường hợp lí thú. 6:33 Và trước hết hãy xét trường hợp 6:35 m1 nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với m2. 6:40 m1 lớn hơn nhiều so với m2. 6:43 Một cách suy nghĩ khác là để cho m2 tiến đến 0. 6:50 Trường hợp cực trị, trường hợp giới hạn. 6:53 Vì vậy nó giống như quả bóng bowling 6:56 va chạm với quả bóng bàn. 6:59 Nếu bạn xét phương trình đó khi m2 tiến đến không -- 7:05 cái này bằng không, cái này bằng không --chú ý rằng v1 phẩy bằng v1. 7:12 Điều đó hoàn toàn trực giác. 7:14 Nếu quả bóng bowling va chạm với quả bóng bàn 7:17 quả bóng bowling thậm chí không thấy quả bóng bàn. 7:19 Nó tiếp tục chuyển động nếu không có gì xảy ra. 7:22 Đó đúng là những gì bạn thấy. 7:23 Sau va chạm, quả bóng bowling tiếp tục không thay đổi. 7:28 v2 phẩy bằng bao nhiêu? 7:30 Điều đó không trực giác. 7:32 Nếu bạn thế vào đó m2 bằng không, 7:38 thì bạn được cộng 2 v1--không hiển nhiên gì cả, cộng 2 v1. 7:46 Nó không phải là những gì mà tôi muốn thấy; 7:48 Tôi không thấy cả hai. 7:49 Tôi sẽ thực hiện một trình diễn. 7:50 Bạn có thể thấy rằng nó thực sự xảy ra. 7:52 Vì vậy, bạn lấy một quả bóng bowling 7:55 và bạn cho quả bóng bowling va chạm với quả bóng bàn 7:59 và quả bóng bàn sẽ nhận được vận tốc 2 v1-- 8:04 không thêm, không bớt-- 8:05 và quả bóng bowling chuyển động cùng tốc độ. 8:09 Bây giờ hãy xét trường hợp m1 nhỏ hơn nhiều so với m2; 8:14 nói cách khác, trong trường hợp giới hạn, m1 tiến đến không. 8:18 Và chúng ta thế nó vào đây. 8:20 À m1 tiến đến không, vì vậy cái này bằng không 8:24 và vì vậy bạn thấy v1 phẩy bằng trừ v1. 8:29 v1 phẩy bằng trừ v1, hoàn toàn hiển nhiên. 8:33 Quả bóng bàn va chạm với quả bóng bowling 8:36 và nó nẩy ngược lại. 8:37 Và đây là những gì bạn thấy. 8:39 Và quả bóng bowling không làm gì cả, 8:41 bởi vì m1 tiến tới không, vì vậy v2 phẩy tiến tới không. 8:48 Vì vậy điều đó rất trực giác. 8:50 Và bây giờ chúng ta có trường hợp rất tinh tế m1 bằng m2. 8:55 Và khi bạn thế nó vào đây -- 8:58 khi m1 bằng m2--v1 phẩy bằng không. 9:03 Vì vậy trước hết một cái dừng với v2 phẩy thành v1. 9:10 Nếu m1 bằng m2, 9:13 bạn có hai ở dưới và hai ở trên 9:15 và bạn thấy rằng v2 phẩy bằng v1. 9:21 Và đó là trường hợp đáng chú ý -- 9:22 tất cả các bạn đều thấy rằng, tất cả các bạn chơi với cái nôi của Newton. 9:25 Bạn có hai quả bi. 9:26 Một quả đứng yên và quả kia bắn vào nó. 9:29 Trước hết một quả dừng 9:30 và quả thứ hai chuyển động với tốc độ của quả trước. 9:33 Một việc lí thú. 9:34 Tất cả chúng ta thấy điều đó. 9:36 Tôi cho rằng tất cả các bạn đã thấy điều đó. 9:37 Đa số mọi người làm việc này với các con lắc 9:39 ở đây chúng nảy những quả bóng này lại với nhau. 9:42 Tôi sẽ làm nó ở đây với một mô hình 9:44 mà bạn có thể thấy dễ hơn một chút. 9:46 Ở đây tôi có các quả bi, 9:48 Và nếu tôi nẩy cái này trên cái này, 9:50 thì chúng ta có trường hợp số ba. 9:52 Thì bạn thấy cái này đứng yên 9:54 và cái này tiếp quản tốc độ-- hoàn toàn lí thú. 9:58 Mỗi lần tôi thấy cái này, tôi thích nó. 10:00 Thật lí thú. 10:02 thiên nhiên.....hãy tưởng tượng bạn là thiên nhiên, 10:04 và quả bóng này đến, và không cần thời gian gì cả 10:07 bạn phải giải hai phương trình này rất nhanh. 10:10 Chỉ có một nghiệm, và tự nhiên biết cách làm việc đó. 10:13 Cái này dừng và cái này tiếp tục. 10:15 Nó là một kết quả lí thú. 10:17 Và tôi chắc chắn bạn đã thấy 10:19 những con lắc này rồi. 10:22 Ở đây chúng ta không có quả bóng bowling va chạm với quả bóng bàn 10:26 nhưng chúng ta có quả bi da. 10:28 Tỉ số khối lượng không phải vô cùng trên một 10:30 nhưng nó là 500 trên một, nó hoàn toàn lớn. 10:33 Và vì vậy trước hết những gì tôi sẽ làm rất trực giác. 10:36 Trước hết tôi cho quả bóng bàn 10:38 va chạm với quả bóng bowling...quả bi da. 10:41 Quả bóng bàn quay lại gần như với cùng tốc độ-- 10:44 không hoàn toàn, vì tỉ số không phải là vô cùng trên một 10:47 mà là 500 trên một, 10:48 và quả bida thực sự không làm gì. 10:51 Nó là những gì bạn thấy trong trường hợp hai. 10:54 À, đấy. 10:55 Bạn thấy, quả bóng bàn quay lại 10:57 gần như xa bằng tôi đẩy nó đi. 11:00 Nó cho bạn biết rằng tốc độ... 11:01 Oh! 11:02 Tốc độ không thay đổi. 11:04 Nó chỉ nảy lại 11:06 và quả bi hầu như không làm gì. 11:10 Bây giờ đến trường hợp số một. 11:12 Đó là trường hợp không trực giác. 11:14 Sẽ là trực giác 11:15 nếu quả bi chạm quả bóng bàn 11:17 nó sẽ tiếp tục. 11:19 Như bạn sẽ thấy, v1 phẩy bằng v1, với cùng tốc độ. 11:22 Nhưng sẽ không trực giác khi 11:23 quả bóng bàn có tốc độ lớn gấp hai lần 11:25 của quả ba da, 11:26 và, tất nhiên, bạn không thể thấy điều đó một cách định lượng 11:29 vì chúng ta không thực hiện phép đo định lượng 11:32 tốc độ của quả bóng bàn, 11:34 nhưng bạn sẽ thấy rằng nó nảy lên khá cao. 11:37 Ô, đấy. 11:38 Quả bi với quả bóng bàn. 11:45 Hãy xét một mình quả bi-- 11:46 quên quả bóng bàn-- 11:48 và thử hiểu tốc độ của quả bida 11:50 thực tế không bị ảnh hưởng bởi va chạm. 11:52 Đó là những gì bạn thấy ở đó--v1 phẩy bằng v1. 11:57 Bạn thấy, nó thực tế không bị ảnh hưởng. 11:58 Bây giờ, tất nhiên, nó hơi khó hơn để thấy 12:01 rằng quả bóng bàn 12:03 có tốc độ bằng hai lần quả bida, 12:05 vì chúng ta không thực hiện... 12:08 vì chúng ta không thực hiện phép đo định lượng. 12:12 Được rồi. 12:13 À, đó là những ví dụ, thế thì, của ba khả năng đó 12:16 tất cả các bạn đều thấy trên bảng ở đó. 12:20 Bây giờ tôi muốn thực hiện các va chạm hoàn toàn đàn hồi hơn, 12:25 và tôi sẽ thực hiện với đệm khí. 12:29 Tôi sẽ thử thực hiện các va chạm hoàn toàn đàn hồi. 12:36 Điều đó không quá dễ. 12:38 Tôi sẽ có một vật đứng yên, vì vậy v2 luôn bằng không. 12:45 Và chúng hoàn toàn đàn hồi. 12:50 Động năng được bảo toàn. 12:52 Từ "hoàn toàn" này không cần thiết. 12:54 Tôi luôn luôn thêm nó trong đầu tôi. 12:57 Tôi sẽ có một vật m1 mà tôi đạp lại vật m2, 13:01 và vật m2 sẽ đứng yên ở đây, không có tốc độ. 13:05 Và vật m1 đến từ phía này 13:08 và tôi sẽ thử tạo ra va chạm đàn hồi. 13:11 Và tôi làm điều đó bằng cách dùng các lò xo 13:14 được gắn vào mỗi vật. 13:16 Và lực đàn hồi là lực bảo toàn 13:21 vì vậy hầu như không có nhiệt được tạo ra trong các lò xo 13:24 trong va chạm. 13:26 Và vì vậy đến một phép gần đúng hợp lí, 13:29 bạn sẽ có va chạm đàn hồi, 13:32 nhưng tất nhiên, luôn luôn có lực cản không khí. 13:34 Tôi không thể loại bỏ được lực cản không khí. 13:36 Vì vậy luôn luôn có lực bên ngoài trên hệ. 13:40 Vì vậy động lượng không bao giờ được bảo toàn, 13:43 và cả động năng cũng không bao giờ bảo toàn, 13:46 vì vậy nó chỉ là một sự gần đúng. 13:48 Vì vậy tôi có vật số 1-- 13:52 Tôi sẽ nói cho bạn biết nó là gì--và tôi cho nó va chạm với vật số 2. 13:56 Và khối lượng mà tôi có... 13:59 Một vật có khối lượng 241cộng trừ một gam, 14:04 và khối lượng kia mà tôi có là 482 cộng trừ một gam. 14:11 Và tôi có hai cái này. 14:12 Và trong thí nghiệm thứ nhất, tôi sẽ vẫn dùng hai cái này, 14:16 vì vậy đây là tỉ số mà bạn thấy, một trên một. 14:20 Tôi sẽ cho nó một vận tốc nào đó, 14:22 mà tôi chưa biết. 14:24 Nó phụ thuộc vào lực đẩy của tôi. 14:26 Nếu tôi đẩy mạnh, thì vận tốc sẽ cao. 14:28 Nếu tôi đẩy nhẹ, vận tốc sẽ thấp. 14:30 Nhưng nó là cái gì đó. 14:32 Và thế thì chúng ta sẽ đặt đây là v1 phẩy, 14:36 và có một tiên đoán rằng vận tốc này sẽ bằng không. 14:40 Hãy xét toàn bộ đường trên bảng ở kia. 14:42 Bạn sẽ thấy nếu các khối lượng giống nhau 14:45 và có một va chạm đàn hồi, 14:46 cái này sẽ đứng yên 14:48 và cái này, v2 phẩy, sẽ có vận tốc v1. 14:53 Vì vậy đó là một tiên đoán. 14:55 Trường hợp thứ hai, tôi cho một chiếc xa hơi 14:58 va chạm vào chiếc khác có khối lượng gấp hai lần-- 15:01 với vận tốc nào đó mà tôi không biết-- 15:05 và bây giờ chúng ta sẽ nhận được gì? 15:07 Khối lượng m1 bằng phân nửa khối lượng m2. 15:12 Vì vậy đây là 1 và đây là 2 và đây là 3. 15:18 1 trừ 2 bằng trừ 1chia cho 3 bằng trừ 1/3. 15:24 vì vậy số một trở lại --không có gì ngạc nhiên. 15:28 Nếu bạn cho một vật có khối lượng nhẹ hơn va chạm với vật có khối lượng lớn hơn nhiều, 15:32 tất nhiên nó nẩy ngược lại. 15:34 Vì vậy đó là trừ một phần ba, và khi bạn nhìn ở đây, 15:38 chúng ta có 2 nhân 1 chia 1 cộng 2 bằng 3. 15:41 Nó bằng cộng hai phần ba, 15:43 vì vậy vật một sẽ quay lại với tốc độ một phần ba-- 15:48 tất nhiên bởi vì đây là dấu trừ, 15:51 chúng ta được một phần ba v1 và cái này bằng cộng hai phần ba v1. 15:58 Đó là một tiên đoán. 15:59 Và chúng ta sẽ đo nó bằng cách 16:01 đo thời gian để các vật di chuyển 16:05 trên khoảng cách mười centimet. 16:07 Bạn thấy những chiếc xe này dài bao nhiêu không quan trọng, 16:10 ở đây có một miếng kim loại dài mười cm. 16:15 Nó đi qua rãnh với một diode. 16:17 Chúng ta có một hệ ở đây và một ở đó. 16:19 Và khi di chuyển mười centimet này, chúng ta đo thời gian. 16:23 Chúng ta bắt đầu khi miếng kim loại này đi vào hệ thống diode 16:27 Và chúng ta dừng thời gian khi nó rời khỏi hệ thống diode. 16:30 Và mỗi chiếc xe hơi đó có miếng kim loại mười centimet này. 16:37 Vì vậy, chúng ta sẽ thực hiện việc này 16:40 tất nhiên bằng cách đo thời gian. 16:42 Vận tốc này sẽ cho tôi một thời gian nào đó, 16:45 và vận tốc này sẽ cho tôi thời gian nào đó. 16:49 Bất kể cái gì đi ra, bạn sẽ thấy nó trên đồng hồ này. 16:53 Thế thì t1 phẩy... 17:01 bằng... trong trường hợp này... 17:06 nó vẫn đứng yên, vì vậy nó phải bằng không. 17:09 Và t2 phẩy phải giống như t1. 17:13 Vì vậy hai số này, bạn có thể so sánh trực tiếp. 17:17 Chúng ta có những loại sai số nào? 17:20 Thật khó nói. 17:21 Nhưng tôi sẽ nói, như tôi đã rút ra lần trước, rằng bạn nên cho phép 17:25 ít nhất khoảng 2½ % sai số mỗi lần. 17:29 Nếu nó hiện ra tốt hơn, thì bạn may mắn. 17:31 Nếu nó hiện ra tệ hơn, thì đó là ngày xấu. 17:34 2½ %, và tôi đã rút ra lần trước 17:36 cách mà tôi đã hợp lí hóa 2½ %. 17:39 Bây giờ chúng ta làm thí nghiệm này. 17:41 Chúng ta nhận được t1 nào đó. 17:43 Và vì vậy cái này trở lại với một phần ba tốc độ, 17:47 vì vậy nó sẽ mất ba lần để đi mười centimet. 17:52 Vì vậy tôi sẽ nhân cái này với một phần ba, 17:57 và kết quả hiện ra nên giống như thế này. 18:01 Vì vậy, hãy để tôi di chuyển cái này lên một chút... t2 phẩy. 18:08 Tốc độ ở đây, tốc độ hướng về trước, bằng hai phần ba, 18:12 vì vậy nó đi chậm hơn. 18:14 Nếu tôi nhân cái này với hai phần ba, 18:17 thì tôi có thể so sánh nó với t1. 18:21 Và tất cả những cái đó, tất cả những thời gian này, tôi nghĩ, 18:23 sẽ không tốt hơn khoảng 2½ %, 18:28 ngoại trừ chúng ta may mắn một chút. 18:31 .............. 18:34 Ok, hệ thống đi lên. 18:37 Đồng hồ tăng, đồng hồ tăng. 18:41 Đây sẽ là thời điểm t1. 18:44 Đây sẽ là thời điểm t2 phẩy, 18:50 và đây là cái khi vật nảy lại, 18:54 vì vậy đây là t1 phẩy. 18:58 Bạn sẽ không thấy rằng nó âm. 19:00 Nó sẽ quay lại qua rãnh, 19:02 và hệ thống điện tử được sắp xếp sao cho 19:04 khi nó quay lại qua cùng rãnh 19:07 nó sẽ kích hoạt thời gian này. 19:10 Tôi sẽ zero chúng. 19:13 Trước hết bạn phải cho tôi biết chúng có làm việc hay không. 19:15 Tôi sẽ để nó đi qua những rãnh này. 19:18 Cái này có làm việc không? 19:20 Hãy nói cho tôi biết cái này đang làm việc. 19:23 Nếu tôi gửi cái này lại, cái này có làm việc không? Ok. 19:30 Ok, đấy. 19:35 Đây là cái sẽ không có tốc độ, 19:38 và đây là cái mà chúng ta sẽ cung cấp vận tốc cho chúng. 19:44 Bạn sẵn sàng chưa? Tôi hi vọng bạn biết bạn sẽ thấy gì. 19:48 Cái này sẽ dừng, và cái này sẽ tiếp tục. 19:51 Chúng có cùng khối lượng. 19:52 Đấy. 19:56 Quả thực cái này dừng 19:58 và cái này nhận tốc độ. 20:01 Số bằng bao nhiêu? 20:04 194 và 196-- chỉ khác nhau hai milli giây. 20:08 Đó là kết quả đáng kinh ngạc. 20:12 0.194 and 0.196. 20:18 Chỉ khác nhau một phần trăm giữa chúng-- 20:21 theo hi vọng của tôi. 20:26 Vì hi vọng của tôi là 20:28 rằng chúng có thể lệch mỗi cái 2½ %. 20:30 Bây giờ chúng ta đi đến một hai. 20:35 Vì vậy đây là chiếc xe có khối lượng gấp hai lần. 20:40 Quan trọng là tôi zero nó. 20:45 Và bây giờ cái này sẽ quay lại. 20:50 Vì vậy bạn sẽ thấy cái này đến, cho bạn thời gian ở đây. 20:54 Cái này đi qua đây, nó cho bạn thời gian ở đây. 20:58 Cái này sẽ quay lại, nó cho bạn thời gian ở đây. 21:01 Chúng có bằng không không? 21:05 Ok? 21:07 Bạn sẵn sàng chưa? 21:10 Yeah? 21:12 Đấy. 21:18 Ok. Bây giờ đến bài kiểm tra acid thực sự. 21:24 123... 186. 21:29 123... 21:37 Và cái cuối cùng bằng bao nhiêu? 21:40 375. 21:48 Ok, tôi lười nên tôi sẽ dùng máy tính. 21:55 375 chia 3-- 21:57 Tất nhiên, tôi có thể tính nhẩm được-- 22:00 đây là 0.125, một sự phù hợp lí thú! 22:06 Lí thú! 22:07 Chỉ lệc 2%, ít hơn 2%. 22:10 Bây giờ ở đây, 0.186 nhân 2 chia cho 3-- 0.124. 22:21 Tôi không thể tin nó--lệch ít hơn một phần trăm. 22:25 Bạn thấy ngay trước mắt bạn 22:27 rằng chúng ta có thể tạo ra thứ gì đó 22:29 nó thực sự gần như va chạm đàn hồi 22:34 mặc cho bao khó khăn: 22:37 là có ma sát, và rằng, tất nhiên 22:41 luôn luôn có một sự mất mát động năng. 22:46 Nhưng nó quá ít 22:47 đến nỗi nó không hiện ra trong những phép đo này. 22:54 Bây giờ tôi muôn bạn có một đêm mất ngủ. 22:58 Tôi muốn bạn suy nghĩ vấn đề sau 23:01 và nếu bạn không giải được nó trước nửa đêm, 23:03 thì tôi nghĩ bạn nên thức. 23:09 Đây là bức tường. 23:11 Đây là quả bóng tennis có khối lượng m đang đi đến, 23:15 và nó có vận tốc v nào đó, là gì không quan trọng. 23:18 Nó gần như va chạm đàn hồi 23:20 và nó nẩy lại từ bức tường. 23:21 Và tất cả chúng ta biết rằng nếu nó va chạm gần đàn hồi 23:25 nó quay lại với vận tốc tương tự. 23:27 Động năng được bảo toàn. 23:29 Tất cả động năng nằm ở quả bóng tennis; 23:32 không có gì trong bức tường. 23:33 Bức tường có khối lượng lớn vô cùng, 23:36 nhưng động lượng của quả bóng tennis này 23:39 đã thay đổi một lượng 2 mv. 23:42 Động lượng phải ở trong bức tường-- 23:45 phải như vậy, vì động lượng phải được bảo toàn. 23:48 Vì vậy bây giờ ở đây bạn thấy ngay trước mắt bạn một trường hợp 23:51 rằng bức tường có động lượng, nhưng nó không có động năng. 23:55 Bạn hiểu điều đó không? Bạn có thể giải thích điều đó không? 23:58 Bạn có thể chứng minh về mặt toán học điều đó hoàn toàn thích đáng không? 24:02 Rằng bức tường có động lượng 2 mv, điều đó tất nhiên. 24:06 Nó phải có động lượng, và nó không có động năng. 24:10 Giải thích thế nào? 24:12 Hãy nghĩ về nó, và nếu bạn không thể giải nó, 24:15 hãy gọi cho tôi lúc 3:00 giờ sáng. và tôi sẽ cho bạn lời giải thích. 24:18 Ok, bây giờ hãy xét điều này 24:20 từ hệ quy chiếu khối tâm. 24:24 Khối tâm rất đặc biệt, 24:26 và các nhà vật lí thích làm việc với khối tâm 24:30 vì lí do mà bạn sẽ hiểu. 24:33 Khi không có các lực bên ngoài 24:35 tác động trên hệ--như chúng ta đã thảo luận lần trước-- 24:39 khối tâm luôn luôn có cùng vận tốc. 24:43 Chúng ta đã thực hiện một trình diễn 24:44 với hai vật dao động cùng lò xo, 24:47 nhưng khối tâm vẫn đang di chuyển với vận tốc không đổi. 24:52 Cái hay là 24:53 nếu bạn nhảy vào hệ quy chiếu khối tâm-- 24:56 điều đó có nghĩa là bạn di chuyển 24:57 với cùng vận tốc của khối tâm-- 24:59 khối tâm vẫn đứng yên trong hệ quy chiếu của bạn. 25:03 Và nếu khối tâm đứng yên, 25:05 động lượng của các hạt trong hệ quy chiếu của bạn-- 25:08 trong hệ quy chiếu khối tâm-- bằng không. 25:11 Nó bằng không trước va chạm 25:13 và nó bằng không sau va chạm. 25:15 Và điều này làm cho khối tâm có một số tính chất lí thú 25:20 mà chúng ta sẽ thảo luận bây giờ. 25:22 Trước hết, chúng ta có hạt m1 và chúng ta có hạt m2. 25:28 và giả sử cái này trong hệ quy chiếu khối tâm 25:33 có vận tốc bằng u1, 25:35 và đây là hệ quy chiếu khối tâm có vận tốc u2. 25:39 Tôi cho nó các u đặc biệt 25:41 để bạn có thể phân biệt các u với các v. 25:44 Các v luôn luôn ở trong hệ quy chiếu của bạn; 25:46 các u ở trong hệ quy chiếu khối tâm. 25:51 Và tôi xét trường hợp tôi có va chạm hoàn toàn đàn hồi-- 25:55 nghĩa là Q bằng không-- loại va chạm chúng ta vừa thảo luận. 26:00 Động lượng không chỉ được bảo toàn mà nó cũng bằng không 26:03 tại tất cả mọi thời điểm trong thời gian trước và sau va chạm. 26:08 Sau khi va chạm 26:10 Giả sử rằng m2 quay lại với vận tốc u2 phẩy, 26:17 và giả sử rằng m1 có vận tốc u1 phẩy. 26:24 Đó là trường hợp sau va chạm. 26:27 Bây giờ, tôi biết rằng động lượng bằng không, vì vậy tôi chỉ có thể viết 26:32 đối với trường hợp này sau va chạm 26:34 m1 nhân u1 phẩy cộng m2 nhân u2 phẩy phải bằng zero. 26:42 Tôi không viết dưới dạng vector. 26:44 Điều đó không cần thiết, 26:45 vì nó là va chạm một chiều 26:47 và dấu sẽ cho chúng ta biết hướng. 26:52 Tôi nói với bbajn là tôi chọn trường hợp va chạm hoàn toàn đàn hồi-- 26:56 Q bằng 0-- và vì vậy động năng phải được bảo toàn. 27:01 Vì vậy tôi có...trước khi va chạm, 27:03 Tôi có một phần hai m1 u1 bình cộng một phần hai m2 u2 bình, 27:12 và sau va chạm, tôi có một phần hai m1 u1 phẩy bình 27:19 cộng một phần haim2 u2 phẩy bình. 27:23 Động năng trước; động năng sau. 27:27 Phương trình một; phương trình hai. 27:30 Tự nhiên có thể giải nó nhanh hơn chúng ta, 27:33 và kết quả lí thú. 27:36 Kết quả trong khối tâm 27:39 là u1 phẩy bằng trừ u1và u2 phẩy bằng trừ u2. 27:47 Và đó là kết quả lí thú khi bạn nghĩ về nó. 27:50 Nghĩa là trong khối tâm, tất cả những gì xảy ra là 27:53 tốc độ đổi hướng, nhưng tốc độ... 27:57 Vận tốc đổi hướng, 27:59 nhưng tốc độ không đổi. 28:01 Và đó là kết quả rất đáng chú ý. 28:07 Nếu bạn đã từng tự di chuyển đến khối tâm, 28:11 bạn cần phải biết vận tốc khối tâm là gì. 28:15 Chúng ta tính vận tốc khối tâm như thế nào? 28:19 Vì vậy ở đây chúng ta xét hệ quy chiếu khối tâm, 28:23 và bây giờ tôi sẽ quay lại hệ quy chiếu phòng thí nghiệm. 28:26 Và chúng ta biết rằng M tổng cộng 28:29 nhân vector vị trí của khối tâm-- 28:31 đây là cách chúng ta định nghĩa nó lần trước-- 28:34 bằng m1 nhân vector vị trí của hạt 1 28:38 cộng m2 nhân vector vị trí của hạt 2. 28:43 Và vì vậy nếu bạn lấy đạo hàm phương trình này, 28:46 thì các vị trí trở thành vận tốc, 28:49 vì vậy vận tốc của khối tâm bằng 28:52 l chia cho m1 cộng m2, 28:55 vì đó là M tổng cộng mà tôi mang xuống dưới đây, 28:59 và ở trên tôi được m1 v1 cộng m2 v2. 29:07 Và chú ý tôi đã bỏ dấu vector 29:09 vì nó là bài toán một chiều, 29:12 các dấu sẽ cho chúng ta biết hướng. 29:15 Vì vậy đây là vận tốc của khối tâm. 29:18 Tôi cũng viết nó lên bảng 29:20 vì lát nữa tôi sẽ cần nó, 29:23 và cũng có thể và lúc đó tôi đã xóa nó, 29:26 và vì vậy đó là lí do tại sao tôi viết nó ra đó. 29:30 Vì vậy bây giờ nếu bạn muốn biết u1 bằng bao nhiêu, vì vậy chúng ta ... 29:35 Bây giờ bạn muốn biết 29:37 vận tốc trong hệ quy chiếu khối tâm bằng bao nhiêu, 29:41 tất nhiên, nó bằng 29:43 v1 trừ vận tốc của khối tâm 29:47 và u2 bằng v2 trừ vận tốc của khối tâm. 29:56 Vì vậy đây là cách mà bạn có thể chuyển, 29:58 nếu bạn muốn, vào hệ quy chiếu khối tâm. 30:02 Và thỉnh thoảng nó có hiệu lực, vì lí do mà tôi đã đề cập, 30:06 động lượng trong hệ quy chiếu khối tâm bằng không-- 30:09 luôn luôn bằng không trước va chạm và sau va chạm, 30:13 không phụ thuộc vào việc nó là va chạm đàn hồi, 30:16 hay nó là va chạm không đàn hồi 30:18 hoặc nó là va chạm siêu đàn hồi. 30:20 Bây giờ, nếu sau này bạn muốn chuyển lại 30:23 hệ quy chiếu phòng thí nghiệm, thì, tất nhiên, bạn sẽ phải cộng 30:28 vận tốc khối tâm lại với u1 phẩy, 30:32 và bạn phải cộng vận tốc khối tâm 30:36 cho u2 phẩy. 30:37 Vận tốc khối tâm đã không thay đổi 30:40 như đã thấy từ hệ quy chiếu của bạn, 30:42 vì vận tốc khối tâm 30:44 luôn luôn như nhau, hãy nhớ rằng, vì động lượng được bảo toàn. 30:47 Vì vậy để chuyển sang hệ quy chiếu khối tâm, 30:50 bạn phải trừ vận tốc khối tâm 30:53 với các vận tốc ban đầu. 30:56 Để bỏ nó, bạn phải cộng chúng. 31:00 Bây giờ, động năng và động lượng phụ thuộc vào 31:04 hệ quy chiếu của bạn. 31:05 Nói chung, động lượng toàn phần khi được nhìn từ chổ ngồi của bạn 31:09 khác không. 31:11 Đó chỉ là một trường hợp rất đặc biệt. 31:13 Trong trường hợp khối tâm, 31:15 động lượng tổng cộng luôn luôn bằng không. 31:17 Động năng trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm 31:20 nói chung không giống như 31:23 động năng từ hệ quy chiếu khối tâm. 31:27 Và bây giờ đến một tính chất đặc trưng khác của khối tâm. 31:32 Nếu tôi có va chạm hoàn toàn không đàn hồi, 31:36 thì tất cả năng lượng trong hệ quy chiếu khối tâm mất. 31:41 Điều đó hiển nhiên-- 31:42 hãy nhớ rằng, trong hệ quy chiếu khối tâm, động lượng bằng không. 31:46 Vì vậy bạn ở trong khối tâm. 31:48 Một hạt đến bạn và hạt kia đến bạn. 31:51 Bạn không di chuyển, bạn ở trong khối tâm. 31:54 Chúng bị dính với nhau 31:55 vì nó là va chạm hoàn toàn không đàn hồi. 31:58 Nếu chúng dính với nhau 31:59 sau va chạm chúng đứng yên. 32:02 Điều đó có nghĩa là tất cả động năng từ trước 32:04 biến mất, và động năng này-- 32:08 khi được xét trong hệ quy chiếu khối tâm-- 32:11 chúng ta gọi là năng lượng bên trong, 32:13 và đó là năng lượng cực đại trong va chạm 32:17 có thể được chuyển thành nhiệt. 32:21 Và tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một phần của điều đó. 32:24 Tôi sẽ thực hiện một số công việc 32:26 và tôi cũng sẽ cho bạn thực hiện một số công việc. 32:29 Vì vậy trước hết tôi sẽ tính-- 32:31 trong hệ quy chiếu của bạn, nơi bạn đang ngồi-- 32:35 bao nhiêu năng lượng bị mất 32:36 khi chúng ta có va chạm hoàn toàn không đàn hồi. 32:40 Sau đó tôi sẽ chuyển sang hệ quy chiếu khối tâm, 32:43 và tôi sẽ chỉ cho bạn, tính chất hoàn toàn lí thú này. 32:47 Vì vậy bây giờ chúng ta quay lại 26.100, 32:50 và chúng ta sẽ tạo ra một va chạm hoàn toàn không đàn hồi. 32:57 Nghĩa là chúng dính với nhau, nhớ không? 33:00 Và m2, chúng ta sẽ đơn giản hóa một chút, 33:06 không tốc độ, v2 bằng không, và m1 có vận tốc v1. 33:14 Bạn đã thấy điều này rất nhiều lần. 33:17 Chúng đi với nhau, chúng dính nhau, 33:19 và vì vậy ở đây tôi có vận tốc mà tôi gọi là v phẩy, 33:25 và khối lượng là m1 cộng m2. 33:28 Đó là sau va chạm. 33:31 Động lượng được bảo toàn 33:32 nếu không có lực bên ngoài tác động trên hệ, 33:35 và vì vậy tôi có thể viết 33:37 m1 v1 phải bằng m1 cộng m2 nhân v phẩy. 33:45 Và vì vậy v phẩy bằng m1 v1chia cho m1 cộng m2. 33:54 Đó là một tính toán rất đơn giản. 33:57 Cái này--không phải hiển nhiên-- 34:01 cũng là vận tốc của khối tâm. 34:04 Và tôi có thể thấy điều đó quá nhanh như thế nào? 34:07 Vâng, vận tốc của khối tâm là gì? 34:11 Đây. 34:12 Cái này tổng quát. 34:14 Cái này không đúng cho trường hợp v2 bằng không; 34:17 cái này tổng quát hơn. 34:18 Làm cho v2 bằng không, và bạn thấy ngay rằng 34:21 ở đây bạn thấy một kết quả tương tự, 34:24 vì vậy đây phải là vận tốc của khối tâm. 34:29 Bây giờ chúng ta có thể tính sự khác nhau 34:33 giữa thế năng... 34:35 động năng sau va chạm 34:38 và động năng trước va chạm. 34:40 Tất nhiên, việc đó khá dễ. 34:44 Bạn biết động năng trước va chạm-- 34:47 bằng một phần hai m1 v1 bình-- 34:49 và bạn biết động năng sau va chạm. 34:52 Tôi đã tính v phẩy, và vì vậy bạn lấy nửa khối lượng này, 34:56 nhân với vận tốc này bình phương. 34:58 Bạn có thể làm việc đó, tôi chắc chắn. 35:01 Và bạn có thể thấy rằng cái này bằng trừ... 35:04 và bạn tính toán một ít-- 35:06 trừ một phần hai m1 m2 chia cho m1 cộng m2 nhân v1 bình. 35:15 Đó là những gì bạn tìm được. 35:17 Dấu trừ dễ đoán. 35:20 Chúng ta mất động năng 35:21 khi có va chạm không hoàn toàn đàn hồi. 35:25 Chúng ta đã thực hiện nhiều lần trong bài trước. 35:26 Bạn mất động năng-- chúng ta thấy nó trong trường hợp rất đơn giản. 35:30 Đó là ý nghĩa của dấu trừ. 35:32 Đây là Q. 35:35 Bạn mất động năng và nó chuyển thành nhiệt. 35:39 Vì vậy bây giờ bạn đã thực hiện bài tập về nhà trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm 35:42 và bạn đến đoạn dễ--rất tốt. 35:46 Bây giờ tôi sẽ thực hiện tính toán tương tự 35:49 trong hệ quy chiếu khối tâm. 35:51 Và bây giờ, tôi sẽ chỉ cho bạn --đó là mục đích-- 35:54 mà lượng năng lượng này, nó là những gì bị mất, 35:59 đó là tất cả những khái niệm ban đầu 36:01 về hệ quy chiếu khối tâm, 36:03 và đó là tính chất duy nhất của khối tâm. 36:07 Và vì vậy tôi sẽ chuyển, 36:09 chuyển bạn sang hệ quy chiếu khối tâm 36:13 và sau đó chúng ta sẽ tính có bao nhiêu năng lượng 36:18 trong hệ quy chiếu khối tâm trước va chạm, 36:22 vì sau va chạm không có gì. 36:24 Đó là không. 36:26 Trong trường hợp va chạm hoàn toàn không đàn hồi, 36:29 không có động năng còn lại trong hệ quy chiếu khối tâm. 36:32 Vì vậy chúng ta đi đến hệ quy chiếu khối tâm. 36:35 Vì vậy trước hết chúng ta phải tính u1 bằng bao nhiêu. 36:38 Vâng, u1 bằng v1 trừ v khối tâm. 36:45 Và chúng ta biết khối tâm v là gì-- nó ngay đó. 36:50 Nó nằm ở đó. 36:52 Và nếu bạn thực hiện phép trừ, không có gì khó, 36:57 bạn sẽ tìm được m2 chia cho m1cộng m2 nhân v1. 37:06 Và bạn đã kiểm tra điều đó, tôi hi vọng. 37:08 Và bây giờ chúng ta đi đến tính u2. 37:12 Chúng ta muốn biết vận tốc 37:14 của khối tâm của vật kia bằng bao nhiêu. 37:17 Tất nhiên, nó bằng v2 trừ v khối tâm, 37:20 nhưng cái này bằng không. 37:21 m1 này chia cho m1 cộng m2 nhân v1, 37:26 vì vậy sự khác nhau chỉ là m1 ở trên và m2. 37:33 Bây giờ chúng ta sẽ tính 37:37 động năng trong hệ quy chiếu khối tâm. 37:43 Vâng, nó bằng một phần hai m1 nhân u1 bình 37:52 cộng một phần hai m2 nhân u2 bình. 37:56 Đó là tất cả những gì chúng ta có trước khi va chạm xuất hiện. 38:03 Oh, à, đây không phải dấu trừ... 38:05 Đây là dấu cộng và đây là dấu trừ. 38:09 Cái này đi theo đường này và cái này đi theo đường đó. 38:12 Bây giờ, tôi có thể...Tôi có thể tính nó cho bạn. 38:14 Bạn biết u1 và bạn biết u2. 38:16 Nếu đó là dấu cộng và đó là dấu trừ, 38:18 nó không tạo ra sự khác biệt vì dù sao chăng nữa, chúng cũng triệt tiêu nhau. 38:20 Bạn sẽ tìm được gì? 38:22 Một phần hai m1 m2 chia cho m1 cộng m2 nhân v1 bình. 38:31 và cái này giống như cái mà chúng ta có ở đó. 38:34 Và vì vậy những gì bạn thấy ở đây-- 38:36 nếu bạn cho phép tôi 38:37 bỏ qua một số bước trong đại số; 38:40 bạn phải làm thêm một số bước 38:42 để đi từ đây đến đây--bạn thấy ở đây 38:44 đây là động năng trước va chạm, 38:48 và tất cả động năng đã mất đi, chuyển thành nhiệt. 38:51 Đây là cực đại bạn có thể mất, 38:54 và đây là những gì chúng ta gọi 38:56 là động năng bên trong của hệ. 39:02 Và vì vậy đi đến hệ khối tâm, 39:05 bạn luôn luôn có thể tính ngay lập tức 39:07 nhiệt năng cực đại từ va chạm là bao nhiêu. 39:11 Chúng ta có thể xét trường hợp rất đặc biệt, 39:13 và chúng ta có thể cho m2 tiến tới vô cùng. 39:16 Giống như tôi ném một miếng bột vào tường. 39:20 Nó dính, 39:22 và nhiệt năng cực đại mà bạn có thể tạo ra là bao nhiêu 39:26 đó có phải là tất cả năng lượng ở đó không? 39:28 Nếu m2 trở nên lớn vô cùng, thì m1 có thể bỏ qua. 39:34 m2 triệt tiêu m2, bạn được một phần hai m1 v1 bình. 39:41 Và điều đó hiển nhiên. 39:43 Điều đó hoàn toàn tầm thường. 39:44 Tôi có một miếng bột, tôi ném nó vào tường. 39:47 Nó có lượng động năng nào đó. 39:49 Cho dù bạn đứng yên trong hệ quy chiếu của bạn 39:51 hoặc trong hệ quy chiếu khối tâm, 39:53 tất nhiên động năng bị mất. 39:56 Và đó là những gì bạn thấy xuất hiện từ những phương trình này 40:00 cho dù bạn đi đến khối tâm 40:02 hoặc bạn làm nó từ 26.100. 40:05 Bây giờ tôi muốn trở lại đệm khí 40:09 và tôi thực hiện vài va chạm hoàn toàn không đàn hồi với bạn. 40:14 Một lần nữa, chúng ta phải giả sử rằng động lượng được bảo toàn. 40:18 Nó không hoàn toàn, chỉ là gần đúng. 40:22 Và chúng ta sẽ có hai chiếc xe hơi... 40:30 Bây giờ chúng ta đến va chạm hoàn toàn không đàn hồi. 40:38 Hoàn toàn không đàn hồi. 40:42 Vì vậy chúng chạm nhau và chúng dính nhau. 40:46 Tôi cho xe thứ nhất vận tốc nào đó. 40:52 Nó chạm xe thứ hai và nó dính nhau. 40:56 Và ở đó tôi thấy v phẩy của tôi bằng bao nhiêu. 41:00 Ở đó tôi thấy trên bảng rằng nếu hai cái giống nhau, 41:05 Nếu có một cái ở đây, một và một ở đây. 41:07 Nếu đó là tỉ số, 41:09 vì vậy kết quả là v phẩy phải bằng một phần hai v1. 41:13 Vậy đây phải là một phần hai v1. 41:18 Bây giờ tôi có khối lượng bằng nửa cái kia. 41:21 Tôi ném nó vào cái kia, chúng dính với nhau 41:25 và bây giờ tôi được một chia cho một cộng hai-- Kết quả là một phần ba. 41:31 Chú ý trong cả hai trường hợp, tôi đều được dấu cộng. 41:34 Tất nhiên, điều đó hiển nhiên. 41:36 Nếu tôi ném vào thứ gì đó và chúng dính nhau, 41:39 chúng tiếp tục theo cùng một hướng. 41:42 Và vì vậy bây giờ tôi sẽ định thời 41:44 theo cách giống như tôi đã làm từ trước, 41:47 ngoại trừ bây giờ tôi có va chạm hoàn toàn không đàn hồi. 41:52 Tôi sẽ có thời điểm t1 và tôi sẽ có thời điểm t phẩy. 41:58 Các chiếc xe có khối lượng hơi khác nhau: 42:02 237 cộng hoặc trừ một gam 42:10 và tôi có vật 474 cộng hoặc trừ một gam-- 42:16 không quá khác cái này. 42:20 Tôi có hai trong số những chiếc xe này và tôi có một trong những cái này. 42:24 Và trước hết tôi sẽ ném hai cái này vào nhau, 42:30 và vì vậy khi chúng va chạm, tôi hi vọng tốc độ bằng một nửa. 42:35 Vì vậy tôi được một lượng t1 nào đó-- 42:39 t phẩy sẽ lâu hai lần 42:42 vì tốc độ giảm hai lần-- 42:46 vì vậy khi tôi nhân số này với một phần hai, 42:49 Tôi muốn nhận lại số đó. 42:53 Ở đây tôi được thời gian cho chiếc xe hơi này. 42:56 Chiếc đầu tiên đến cho tôi thời gian nào đó. 43:00 Khi chúng tiếp tục với nhau, tốc độ chậm hơn ba lần 43:04 vì vậy cái này sẽ lớn hơn ba lần. 43:06 Vì vậy tôi nhân cái này với một phần ba 43:08 và tôi muốn nhận lại thời gian đó. 43:11 Và đó là 43:12 hai thí nghiệm mà tôi muốn làm bây giờ. 43:14 Vì vậy chúng ta lại tạo ra tiếng ồn. 43:17 Đệm khí một. 43:18 .................. 43:21 Đệm khí hai. 43:28 Ở đây chúng ta có hai chiếc xe hơi. 43:30 Chúng có Velcro, vì vậy khi chúng chạm nhau, chúng dính nhau. 43:35 Đôi khi chúng nẩy. 43:37 Bạn phải làm lại thí nghiệm. 43:39 Cái này đi đến đây; cái này đi đến đây. 43:43 Hai đồng hồ này mở đúng không? 43:45 Chúng ta không cần đồng hồ này nữa. 43:47 Cả hai đều mở đúng không? 43:49 Zero chúng. 43:52 Zero chúng. 43:53 Chúng về không chưa? 43:55 Ok, bạn sẵn sàng chưa? 43:56 Cái này sẽ va chạm vào cái này, 43:59 chúng hòa vào nhau và chúng tiếp tục, 44:01 và sau đó bạn sẽ thấy thời điểm t phẩy ở đây. 44:06 Đấy. 44:08 Sẵn sàng chưa... 44:12 Được rồi. 44:14 Chúng ta thấy gì? 44:18 138, 288. 44:22 138... 288... 44:26 138... 44:31 288, chia cái này cho 2 bằng 0.144. 44:38 Đó là...sự chênh lệch chỉ là sáu, 44:41 và nó chỉ lệch bốn phần trăm. 44:44 Nó hoàn toàn nằm trong dự đoán của tôi 44:47 mỗi thời điểm có thể lệch 2½ phần trăm. 44:50 Bây giờ tôi có chiếc xe có khối lượng gấp hai lần 44:57 và đây là một lần khối lượng. 45:01 Tôi sẽ thiết lập lại cho mức không cho chúng 45:04 và bây giờ chúng ta xét cái có khối lượng gấp đôi. 45:08 Sẵn sàng chưa? 45:10 Đấy. 45:12 Oh! 45:13 Bạn thấy không? Chúng nẩy. 45:15 Chúng không dính, vì vậy tất cả chúng ta bắt đầu. 45:20 Nếu chúng không dính, tất nhiên, thế thì nó... 45:23 nó là va chạm hoàn toàn không đàn hồi. 45:25 Đấy. 45:27 Chúng đã tạo ra sự nẩy nhẹ, điều mà tôi không thích. 45:30 Hãy xem chúng ta nhận được gì. 45:32 Chúng ta luôn luôn có thể làm lại điều đó. 45:34 168, 545. 45:40 168... 45:48 Nhân cái này với ba... 45:54 504, 545-- chênh lệc 8% là hơi cao. 46:00 Nhưng những điều này có thể xảy ra. 46:02 Tôi bảo bạn chúng nẩy, và tôi không thích điều đó, 46:05 và sau đó chúng lại dính. 46:07 Tôi sẽ làm nó thêm lần nữa. 46:09 Có lẽ tôi sẽ may mắn hơn một chút. 46:13 Một lần nữa, chúng nẩy một ít trước khi chúng cùng nhau chuyển động. 46:21 603, 187. 46:30 187... 603. 46:34 Nếu tôi chia cái này cho ba, tôi được 0.201, 46:38 và một lần nữa, cái này lệch khoảng 13 đơn vị, 46:40 chênh lệch khoảng 7%, vì vậy nó hơi nhiều hơn 46:43 năm phần trăm một chút. 46:48 Bây giờ, để làm cho nó tồi tệ hơn đối với bạn đêm nay, 46:52 Tôi muốn bạn nghĩ về vài điều nữa, 46:56 không chỉ là quả bóng tennis bật ngược lại bức tường-- 47:00 quả bóng có động lượng mà không có động năng-- 47:03 mà bây giờ tôi muốn bạn nghĩ về việc lí thú này. 47:07 Tôi có 8 quả bóng bida ở đây, 47:09 và Newton cradles của bạn có lẽ cũng có 47:12 tám quả bóng treo từ các con lắc. 47:15 Cái này dễ trình diễn trong 26.100. 47:18 Bây giờ tôi để hai quả bóng va chạm với sáu quả còn lại. 47:23 Và tôi biết rằng bạn tiên đoán điều gì sẽ xảy ra 47:25 và tiên đoán của bạn chính xác. 47:27 Nếu bạn va chạm hai quả bóng với sáu 47:29 tự nhiên sẽ tính như điên 47:32 để bảo toàn động lượng, để bảo toàn động năng 47:36 gần giống va chạm hoàn toàn đàn hồi, 47:39 và cách duy nhất tự nhiên có thể làm nó 47:42 là như sau. 47:44 Tất cả chúng đứng yên và hai cái này nhận hết. 47:47 Hãy xem lại. 47:49 Tất cả chúng đứng yên và hai cái này nhận tốc độ. 47:52 Đó không phải là tính toán dễ. 47:53 Nhưng bây giờ hãy xét như sau. 47:56 Giữ nó-- điều gì xảy ra 47:57 nếu tôi lấy ba cái và tôi cho va chạm ba cái với năm cái còn lại? 48:01 Bạn tiên đoán điều gì sẽ xảy ra? 48:04 Bao nhiêu cái sẽ chuyển động? 48:06 Bạn nghĩ là ba. 48:07 Chắc chứ? 48:09 Bạn đúng. 48:11 Ok. 48:12 Bây giờ, năm. 48:16 Năm trên ba. 48:18 Đây là bài toán khó cho tự nhiên. 48:22 Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? 48:25 ............... 48:27 Năm sẽ lại chuyển động và ba sẽ đứng yên-- bạn giỏi. 48:33 Nếu bất cứ cái nào của bạn có thể biểu thị ý nghĩa giải tích 48:35 đây là những gì phải xảy ra, 48:37 Tôi muốn xem những kết quả đó. 48:39 Ok, hẹn gặp lại vào thứ tư