1-4 TỔNG QUAN VỀ
HÀM LOGIC CƠ BẢN
Ba yếu tố
logic AND, OR và NOT có thể được kết hợp
để hình thành nên mạch logic phức tạp hơn. Những
mạch logic này dùng để thực hiện nhiều chức
năng hữu dụng và được dùng để tạo
nên những hệ thống số hoàn chỉnh. Một số
hàm logic thường dùng là so sánh, số học, chuyển
mã, mã hóa, giải mã, chọn dữ liệu, lưu trữ
và đếm.
Sau khi hoàn thành phần
này, bạn sẽ có thể:
·
Chỉ ra 9 loại hàm logic
cơ bản
·
Mô tả bộ so sánh độ
lớn
·
Liệt kê 4 hàm đại số
·
Mô tả bộ cộng
·
Mô tả bộ mã hóa
·
Mô tả bộ giải mã
·
Mô tả bộ chọn kênh và
bộ phân kênh
·
Phát biểu quá trình lưu trữ
dữ liệu được thực hiện như thế
nào
·
Mô tả bộ đếm
Hàm so
sánh
So sánh độ lớn được thực hiện
bởi một mạch logic được gọi là bộ
so sánh, được đề cập ở chương
6. Bộ so sánh so sánh hai đại lượng và chỉ ra
chúng có bằng nhau hay không. Chẳng hạn, bạn có hai số
và muốn biết chúng có bằng nhau hay không, nếu không bằng,
cái nào lớn hơn. Hàm so sánh được biễu diễn
trong hình 1-19. Một số ở dạng nhị phân
(được biễu diễn bởi những mức
logic) được đưa tới đầu vào A và số
còn lại được đưa tới đầu vào
B. Đầu ra chỉ ra mối quan hệ của hai số
bằng cách tạo ra mức cao ở
dây đầu ra thích hợp. Giả sử rằng biễu
diễn nhị phân của 2 được đưa tới
đầu vào A và biễu diễn nhị phân của 5
được đưa tới đầu vào B. (Chúng ta sẽ
thảo luận về biễu diễn nhị phân của số
và kí tự trong chương 2.) Mức cao sẽ xuất hiện
ở đầu ra A<B, chỉ ra mối quan hệ của
hai số (2 nhỏ hơn 5). Mũi tên rộng biễu diễn
một nhóm các dây song song mà những bit được truyền
trên đó.
Các hàm số
học
Cộng
Phép cộng được thực hiện bởi một
hàm logic được gọi là bộ cộng, được
đề cập trong chương 6. Một bộ công công
hai số nhị phân (ở đầu vào A và B cùng với
đầu vào mang số nhớ Cin) và tạo ra
đầu ra tổng () và đầu ra mang số nhớ (Cout)
, như được biễu diễn trong hình 1-20(a). Hình
1-20(b) minh họa phép công 3 và 9. Bạn biết rằng tổng
sẽ là 12; bộ cộng chỉ ra kết quả này bằng
cách tạo ra 2 ở đầu ra tổng và 1 ở đầu
ra mang số nhớ. Giả sử rằng đầu vào
mang số nhớ trong ví dụ này bằng 0.
Trừ
Trừ cũng được thực
hiện bởi một mạch logic. Bộ trừ đòi hỏi
3 đầu vào: hai số được trừ cho nhau và
đầu vào mang số mượn. Hai đầu ra là
đầu ra hiệu và đầu ra mang số mượn.
Chẳng hạn, khi lấy 8 trừ 5 mà không có đầu
vào mượn, hiệu sẽ là 3 và không có đầu ra
mượn. Bạn sẽ thấy trong chương 2 cách mà
bộ trừ có thể được thực hiện bằng
bộ cộng bởi vì trừ chỉ đơn giản
là trường hợp riêng của cộng.
Nhân Nhân được thực hiện
bởi một hàm logic được gọi là bộ nhân.
Khi nhân cần phải có hai số vì vậy bộ nhân có hai
đầu vào. Đầu ra của bộ nhân là tích. Bởi
vì phép nhân đơn giản là một chuỗi các phép cộng
với sự dịch chuyển vị trí của các tích
thành phần, nên nó có thể được thực hiện
bằng bộ cộng kết hợp với các mạch
khác.
Chia Phép chia được thực hiện
bằng một chuỗi các phép trừ, so sánh và dịch chuyển,
và do đó nó có thể được thực hiện bằng
bộ cộng cùng với các mạch khác.. Bộ chia cần
hai đầu vào, và đầu ra của nó là thương
và phần dư.
Hàm chuyển
mã
Mã là tập hợp các bit được sắp xếp
theo một dạng nào đó và được dùng để
biểu diễn thông tin nào đó. Bộ chuyển mã thay
đổi một dạng thông tin được mã hóa thành
một dạng được mã hóa khác. Ví dụ như
chuyển đổi qua lại giữa mã nhị phân sang các mã khác như
mã BCD và mã Gray. Những loại mã khác nhau được
đề cập trong chương 2 và bộ chuyển mã
được đề cập trong chương 6.
Hàm mã
hóa
Hàm mã hóa được thực hiện bởi một
mạch logic được gọi là bộ mã hóa,
được đề cập trong chương 6. Bộ
mã hóa chuyển thông tin, chẳng hạn như số nhị
phân hoặc các kí tự chữ cái sang một số dạng
được mã hóa. Chẳng hạn, có một loại bộ
mã hóa chuyển mỗi số thập phân từ 0 đến
9 sang mã nhị phân tương ứng. Mức cao ở
đầu vào ứng với một số thập phân nào
đó tạo ra những mức logic biễu diễn mã nhị
phân thích hợp trên những dây đầu ra.
Hình 1-21 là ví dụ
minh họa bộ giải mã được dùng để
chuyển (mã hóa) các số nhập từ bàn phím sang mã nhị
phân để các mã nhị phân này có thể được
xứ lí bởi các mạch tính toán.
Hàm giải mã
Hàm giải mã được thực hiện bởi một
mạch logic được gọi là mạch giải mã,
được đề cập trong chương 6. Bộ
giải mã chuyển những thông tin được mã hóa,
chẳng hạn như số nhị phân sang dạng không
được mã hóa (chẳng hạn như dạng thập
phân). Ví dụ, có một loại mạch giải mã chuyển
mã nhị phân 4 bit thành số thập phân tương ứng.
Hình 1-22 minh họa
một loại bộ giải mã được dùng để
kích hoạt mã 7 đoạn. Mỗi đoạn hiển thị
được nối với một dây đầu ra của
bộ giải mã. Khi một mã nhị phân nào đó xuất
hiện ở đầu vào của bộ giải mã, những
dây đầu ra tương ứng được kích hoạt
và làm phát sáng những đoạn trên màn hình để
trưng bày số thập phân tương ứng với mã
nhị phân.
Hàm chọn dữ liệu
Hai loại mạch chọn dữ liệu là bộ chọn
kênh và bộ phân kênh. Bộ chọn kênh hoặc mux là mạch
logic chuyển dữ liệu số từ vài dây đầu
vào đến một dây đầu ra trong một khoảng
thời gian nào đó. Về mặt chức năng, bộ
chọn kêng có thể được biễu diễn bằng
hoạt động của một công tắc điện tử
kến nối liên tục mỗi dây đầu vào đến
dây đầu ra. Bộ phân kênh (demux) là một mạch
điện tử chuyển dữ liệu số từ một
dây đầu vào đến vài dây đầu ra trong khoảng
thời gian nào đó. Về bản chất, bộ phân kênh
ngược với bộ dồn kênh.
Phân kênh và dồ
kênh được sử dụng khi dữ liệu từ
vài nguồn được truyền trên một dây đến
những vị trí ở xa và được phân phát lại
cho vài nơi khác nữa. Hình 1-23 minh họa loại ứng
dụng này, ở đây dữ liệu số từ ba nguồn
được gửi ra ngoài qua một dây đến ba
địa điểm khác nhau.
Trong
hình 1-23, dữ liệu từ đầu vào A được
nối với dây đầu ra trong khoảng thời gian
và được
truyền tới bộ phân kênh. Bộ phân kênh kết nốic
húng với đầu ra D. Sau đó, trong khoảng thời
gian
, bộ chọn kênh chuyển đến đầu
vào B và bộ phân kênh chuyển đến đầu ra E.
Trong khoảng thời gian
, bộ chọn kênh chuyển đến đầu
vào C và bộ phân kênh chuyển đến đầu ra F.
Tóm lại, trong khoảng
thời gian thứ nhất, dữ liệu đầu vào A
đến đầu ra D. Trong khoảng thời gian thứ
hai, dữ liệu ở đầu vào B đến đầu
ra E. trong khoảng thời gian thứ ba, dữ liệu từ
đầu vào C đi đến đầu ra F. Sau đó,
chuỗi này được lặp lại. Bởi vì thời
gian được chia giữa số nguồn và số
nơi đến ở đây mỗi cái có thứ tự gửi
và nhận dữ liệu của nó, nên quá trình này được
gọi là chọn kênh phân thời (Time division multiplexing-TDM).
Hàm
lưu trữ
Lưu trữ là một hàm cần thiết trong đa
số các hệ thống số, và mục đích của nó
là nhằm giữ lại thông tin nhị phân trong một khoảng
thời gian. Một số thiết bị được
dùng để lưu trữ ngắn hạn và một số
được dùng để lưu trữ dài hạn. Một
thiết bị lưu trữ có thể nhớ một bit hoặc
một nhóm các bit trong thời gian dài nếu cần. Những
loại thiết bị lưu trữ thông dụng là
Flip-lop, thanh ghi, bộ nhớ bán dẫn, đĩa từ,
băng từ và đĩa quang (CD).
Flip-lop Flip-lop là một mạch logic
lưỡng ổn (hai trạng thái ổn định) có thể
lưu trữ mỗi lần một bit, hoặc là 1 hoặc
là 0. Đầu ra của flip-lop sẽ chỉ định
bit nào được lưu trữ. Đầu ra cao chỉ
định 1 được lưu trữ và đầu ra
thấp chỉ định 0 được lưu trữ.
Flip-lop cũng được thực hiện bởi những
mạch logic và được đề cập đến
trong chương 7.
Thanh ghi Thanh ghi được tạo nên
bằng cách kết hợp vài Flip-lop để cho có thể
lưu trữ được những nhóm bit. Chẳng hạn,
thanh ghi 8 bit được tạo thành từ 8 flip-lop. Cùng
với việc lư trữ bit, thanh ghi có thể được
dùng để dịch chuyển bit từ một ví trí đến
một vị trí khác trong thanh ghi hoặc ngoài thanh ghi đến
một mạch khác; do đó, những thiết bị này
được gọi là thanh ghi dịch. Thanh ghi dịch
được đề cập trong chương 9.
Hai loại thanh ghi
dịch cơ bản là nối tiếp và song song. Những bit
được lưu trữ trong thanh ghi dịch nối tiếp
chị một lần một lúc, như được minh
họa trong hình 1-24.
Những
bit được lưu trong thanh ghi song song đồng thời
từ các dây song song, như được biễu diễn
trong hình 1-25.
Bộ
nhớ bán dẫn Bộ
nhớ bán dẫn là một thiết bị thường
được dùng để lưu trữ một số
lượng lớn bit. Trong bộ nhớ chỉ đọc
(ROM), dữ liệu nhị phân được lưu trữ
vĩnh cửu hoặc bán vĩnh cửu và không thể thay
đổi được dễ dàng. Trong bộ nhớ
truy cập ngẫu nhiên (RAM), dữ liệu nhị phân
được lưu tạm thời và có thể được
thay đổi dễ dàng. Bộ nhớ được
đề cập trong chương 10.
Bộ
nhớ từ Bộ nhớ đĩa từ
được dùng để lưu trữ một lượng
lớn dữ liệu nhị phân. Ví dụ về loại
này là đĩa mềm được dùng trong máy tính và ổ
cứng của máy tính. Đĩa từ quang học dùng chùm
laser để lưu trữ và lấy lại dữ liệu.
Băng từ vẫn còn được dùng trong những ứng
dụng nhớ và để phục hồi dữ liệu
từ các thiết bị lưu trữ khác.
Hàm
đếm
Hàm đếm rất
quan trọng trong hệ thống số. có nhiều loại
bộ đếm số, nhưng mục đích cơ bản
của nó là đếm những những sự kiện
được biễu diễn bởi sự thay đổi
mức hoặc xung. Để đếm, bộ nhớ phải
nhớ số hiện tại để nó có thể đi
đến số thích hợp tiếp theo trong dãy. Do đó,
khả năng lưu trữ là một đặc tính quan trọng
của tất cả các bộ đếm, và những
flip-lop thường được dùng để thực
hiện chúng. Hình 1-26 minh họa ý tưởng cơ bản
của hàm đếm. Bộ đếm được
đề cập trong chương 8.
Câu
hỏi phần 1-4
·
Bộ so sánh là gì ?
·
Bốn hàm số học cơ
bản là gì ?
·
Mô tả sự mã hóa và cho ví dụ
·
Mô tả sự giải mã và
cho ví dụ
·
Giải thích mục đích
chính của bộ chọn kênh và phân kênh
·
Nêu tên bốn loại thiết
bị lưu trữ
·
Bộ đếm là gì