1-3 HÀM LOGIC CƠ BẢN

Về cơ bản, logic là một lập luận cho chúng ta biết một mệnh đề nào đó là đúng nếu những điều kiện nào đó được thỏa mãn. Mệnh đề có hai loại là đúng và sai. Nhiều tình huống và những quá trình mà bạn gặp trong cuộc sống hàng ngày có thể được biễu diễn dưới dạng mệnh để, hoặc logic, hoặc hàm. Bởi vì những hàm như thế là những câu phát biểu đúng sai, mạch số với tính chất hai trạng thái của nó có thể dùng những hàm này được.

Sau khi hoàn thành phần này, bạn sẽ có thể:

·        Liệt kê ba loại hàm logic cơ bản.

·        Định nghĩa hàm NOT

·        Định nghĩa hàm AND

·        Định nghĩa hàm OR

Vài mệnh đề khi được kết hợp sẽ tạo thành mệnh đề phức hợp, hoặc hàm, hoặc logic. Chẳng hạn, câu “đèn sáng” sẽ đúng nếu “bóng không đứt” là đúng và câu “công tắc mở” là đúng. Do đó, câu đầu tiên (“đèn sáng”) là mệnh đề cơ bản, và hai câu còn lại là điều kiện mà mệnh đề phụ thuộc vào nó.

          Vào những năm 1850, nhà toán học và logic học người Ai-len  George Boole đã xây dựng một hệ thống toán học để tính toán những mệnh đề logic. Hệ thống toán học này được xây dựng để cho các vấn đề của đại số logic có thể được viết và được giải giống như đại số thông thường. Nó được gọi là đại số Boole, và được áp dụng trong thiết kế và phân tích hệ thống số và sẽ được đề cập chi tiết trong chương 4.

          Thuật ngữ logic từ nay cần được hiểu là một mạch số được dùng để thực hiện những hàm logic. Vài loại mạch số là những thành phần cơ bản hình thành nên những bộ phận trong một hệ thống số phức tạp, chẳng hạn như máy tính. Bây giờ, chúng ta sẽ xét những thành phần cơ bản này và thảo luận chức năng của chúng một cách rất chung chung. Những chương sau sẽ đề cập chi tiết về những mạch này.

          Ba loại hàm logic cơ bản (NOT, AND và OR) được biễu diễn bằng những kí hiệu quy ước trong hình 1-15. Những kí hiệu quy ước khác cho những hàm logic này sẽ được giới thiệu trong chương 3. Những đường thẳng trong các kí hiệu là những đầu vào và đầu ra. Đầu vào ở bên trái của kí hiệu và đầu ra ở bên phải của kí hiệu. mạch thực hiện những hàm logic này được gọi là cổng logic. Cổng AND và OR có thể có nhiều đầu vào. Điều này được biễu diễn bằng nét gạch trong hình.

1.gif         

Trong hàm logic, những điều kiện đúng sai được nói ở trên được biễu diễn bằng CAO (đúng) và THẤP (sai). Mỗi hàm logic cơ bản trên đáp ứng khác nhau với tập hợp các đầu vào cho trước.

NOT

Hàm NOT thay đổi một mức logic thành mức logic ngược lại, như được chỉ trong hình 1-16. Khi đầu vào cao (1), đầu ra sẽ thấp (0). Khi đầu vào thấp, đầu ra sẽ cao. Trong cả hai trường hợp, đầu ra không giống với đầu vào. Hàm NOT được thực hiện bằng một mạch logic gọi là bộ đảo.

1.gif

AND

Hàm AND tạo ra đầu ra cao chỉ khi nào tất cả các đầu vào cao, như được chỉ trong hình 1-17 cho trường hợp hai đầu vào. Khi tất cả các đầu vào cao, đầu ra sẽ cao. Khi có bất kì đầu vào nào thấp, đầu ra sẽ thấp. Hàm AND được thực hiện bởi mạch logic được gọi là cổng AND.

1.gif

OR

Hàm OR tạo ra đầu ra cao khi một hoặc hơn một đầu vào cao, như được chỉ trong hình 1-18 cho trường hợp 2 đầu vào. Khi một đầu vào cao hoặc cả hai đầu vào đều cao thì đầu ra sẽ cao. Khi cả hai đầu vào thấp, đầu ra sẽ thấp. Hàm OR được thực hiện bởi một mạch logic được gọi là cổng OR.

1.gif

Câu hỏi cho phần 1-3

1.     Khi nào hàm NOT tạo ra đầu ra cao?

2.     Khi nào hàm AND tạo ra đầu ra cao ?

3.     Khi nào hàm OR tạo ra đầu ra cao ?

4.     Bộ đảo là gì ?

5.     Cổng logic là gì ?

dINH HUONG