Chat với admin

mientayvn.com1

Quay về mục lục

Quay về mục trước

Cách dịch việt-anh nhanh nhất

Bước tiếp theo

YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG:
Khi một biên tập viên (editor) hoặc người phản biện (referee, reviewer) xem qua bài báo của bạn, họ sẽ xem xét các yếu tố như sau theo trình tự từ trên xuống:
--Tính mới lạ của đề tài.
--Tác động và ảnh hưởng của đề tài.
--Phương pháp tiếp cận.
--Kết quả.
--Tính đúng sai và hình thức trình bày
Sau đây tôi sẽ phân tích từng yếu tố ở trên.
a.Tính mới lạ:
Tính mới lạ ở đây có thể là các kết quả nghiên cứu hoàn toàn mới, mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng trong tương lai. Ví dụ bạn chọn đề tài “Điều trị tật khúc xạ bằng các phương pháp nội khoa.”Tức là thay vì phẫu thuật như trước nay người ta vẫn làm, giờ đây bạn nghĩ ra một loại thuốc để điều trị căn bệnh này. Người bệnh chỉ cần dùng thuốc và không cần phẫu thuật nữa. Đây là một nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ và có ích cho nhân loại.
Nếu kết quả nghiên cứu không có gì mới nhưng phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu là mới thì cũng có thể chấp nhận được. Cùng một vấn đề, nhưng bạn chọn một phương pháp tiếp cận mới để đạt được kết quả nhanh hơn và đơn giản hơn thì bạn cũng đã đóng góp vào kho tàng tri thức một tài liệu có giá trị khoa học. Ví dụ: Trong toán học, để giải phương trình vi phân-đại số người ta thường sử dụng phương pháp Runga-Kutta. Bây giờ, bạn đưa ra một phương pháp khác để giải loại phương trình này, chẳng hạn như phương pháp + tên của bạn. Hoặc một tác giả trên thế giới chế tạo màng mỏng ZnO loại p bằng phương pháp lắng tụ hơi hóa học, bạn chế tạo màng mỏng ZnO loại p bằng phương pháp phún xạ DC thì vẫn có thể chấp nhận được.
Hoặc cũng có thể là một đối tượng nghiên cứu mới. Ví dụ: Để phát hiện dấu vân tay ẩn (mắt thường không nhìn thấy được) người ta hay sử dụng chất Ninhydrin. Nếu bạn chọn một hóa chất khác để nghiên cứu khả năng phát hiện dấu vân tay của nó như Benzo[f]ninhydrin thì đề tài nghiên cứu của bạn vẫn đảm bảo tính mới lạ.
Cũng cần nói thêm là, một biên tập viên (editor) hay chuyên gia phản biện là những nhà khoa học thực thụ, họ vừa giảng dạy ở trường đại học, vừa nghiên cứu và làm các công việc “cơm áo gạo tiền” khác. Và công việc ở tạp chí chỉ là “nghề tay trái” của họ. Mỗi tạp chí chỉ có thư kí và tổng biên tập (Editor in Chief) là những thành viên thường trực, còn những thành viên khác thì làm việc “online” tại nhà hoặc “tìm anh ấy như thể tìm chim”. Nói chung, họ là những người cực kỳ bận rộn. Họ không có thời gian để nghiền ngẫm toàn bộ bản thảo (manuscript) của bạn. Khi được ấn định một bản thảo nào đó, các biên tập viên xem lướt qua trong vòng vài giờ, nếu thấy bản thảo thỏa mãn các yêu cầu của tạp chí thì họ gửi ra ngoài cho chuyên gia phản biện. Vì thời gian gấp gáp như vậy nên nếu họ thấy bài của bạn không có đóng góp gì mới, không quan trọng, lí luận kém chặt chẽ thì họ sẽ loại ngay mà không cần xem xét thêm nữa.
Ngoài ra, việc này còn có một lí do khác: tiết kiệm thời gian cho nhà nghiên cứu. Ai cũng biết quá trình phản biện là một quá trình dài lê thê, nhanh nhất khoảng 1 tháng, và chậm nhất cỡ “forever” (mãi mãi), có khi gần cả năm bạn chưa nhận được lời phản biện nào. Bạn gần như bị kẹt cứng ở giai đoạn này. Biên tập viên gửi bản thảo cho trọng tài 1, 2, 3,…n. Anh 1 và 2 hứa sẽ phản biện. Một tuần không thấy hai anh này trả lời, biên tập viên gửi mail nhắc nhở. Họ lại hứa. Các trọng tài là ai? Vâng, họ cũng là những nhà khoa học bận rộn, họ làm việc này hoàn toàn tự nguyện và không nhận được tiền từ nhà xuất bản, lâu lâu họ được nhà xuất bản cung cấp tài khoản để truy cập vào Scopus (ScienceDirect) hoặc các tạp chí có impact factor thấp không thể tưởng tượng nổi. Biên tập viên thông cảm cho họ. Một tháng sau, hai trọng tài này vẫn không trả lời, biên tập viên hủy bỏ lời mời với hai trọng tài này và gửi đến hai trọng tài khác. Nhưng nhiều khi điệp khúc cũ có thể lặp lại. Và 4 tháng trôi qua, bạn không nhận được gì. Bạn tức tối rút lại bản thảo và gửi đến một tạp chí khác. Nhưng nhiều khi bạn cũng gặp lại trường hợp trên. Vì vậy, giai đoạn phản biện là giai đoạn có nhiều rủi ro và tốn nhiều thời gian nhất nên những bản thảo ban đầu phải được xem xét cẩn thận trước khi gửi đi phản biện. Đã gửi đi phản biện thì bản thảo đó hiển nhiên phải tốt và có tiềm năng xuất bản rất cao (nhưng chưa chắc chắn được xuất bản). Và nếu bản thảo nào không ổn thì nên loại ngay từ đầu, vì có gửi đến các trọng tài nó cũng sẽ bị loại. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho hội đồng biên tập và tác giả.
Dưới đây là quy trình phản biện trên tập chí vật lý châu Âu D:


……

 


b.Tác động và ảnh hưởng của nghiên cứu (Impact):
Điều này giúp bạn định hướng được tạp chí phù hợp để gửi bài. Nếu nghiên cứu của bạn hoàn toàn mới lạ, có tác động mạnh mẽ đối với cộng đồng khoa học, mở ra những hướng nghiên cứu mới trong lai, tiềm năng ứng dụng cao thì bạn nên gửi đến các tạp chí có impact factor (IF) cao chẳng hạn như Nature, Physics review letter, v.v….Nếu nghiên cứu của bạn chỉ liên quan đến một chuyên ngành hẹp, hoặc khảo sát một hiện tượng nào đó thì bạn nên chọn các tạp chí có impact factor thấp hơn. Ví dụ: Nếu bạn chọn đề tài “Thống nhất các trường tương tác”  hoặc “Thiết kế, thực thi và thương mại hóa máy tính quang học”  thì bạn nên gửi đến các tạp chí ở trên. Còn nếu bạn chọn đề tài “So sánh hiện tượng phát sóng hài bậc hai trên màng mỏng và trên vật liệu khối” , vì nó không có tác động mạnh, không có ảnh hưởng nhiều, chỉ liên quan đến một chuyên ngành hẹp, do đó bạn nên chọn các tạp chí có Impact factor vừa phải.
c.Phương pháp tiếp cận và kết quả:
Tiếp theo họ sẽ xem ở đầu ra của bạn là những gì, đầu ra có ổn chưa. Nếu chưa ổn thì xem lại phương pháp tiếp cận. Nguyên liệu đầu vào tốt (cách đặt vấn đề tốt), nhưng sản phẩm đầu ra có vẻ không hợp lí. Vậy thì hãy xem lại phương pháp giải quyết vấn đề. Ví dụ: Nếu bạn nghiên cứu chuyển động của các hạt vi mô bằng cơ học cổ điển Newton thì cho dù bạn có thu được kết quả gì mới lạ, các kết quả đó cũng hoàn toàn vô nghĩa.
d.Tính đúng sai và hình thức trình bày:
Nếu mọi thứ ở trên đều ổn cả, tài liệu của bạn sẽ được xem xét cẩn thận hơn. Họ có thể quan tâm đến những vấn đề sau:
--Các phương trình cơ bản, các tính toán trung gian của bạn có hoàn toàn chính xác chưa?
--Có những đoạn nào diễn đạt chưa rõ ràng hay không?
--Bạn viết bản thảo có theo đúng mẫu của tạp chí đưa ra hay chưa?
Về vấn đề này, bạn hãy tải một bài báo thuộc tạp chí đó và định dạng giống hệt bài báo đó là được. Không cần phải đọc kỹ hướng dẫn.
--Thông tin về tài liệu tham khảo có đầy đủ chưa? Cách viết tài liệu tham khảo có đúng chưa?

Quay về mục lục

Quay về mục trước

Cách dịch việt-anh nhanh nhất

Bước tiếp theo